HLT.vn - iDiaLy.com - Dialy.edu.vn

Khai thác nguồn lợi thủy sản, bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa

Khai thác nguồn lợi thủy sản, bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa

 
Khai thác nguồn lợi thủy sản, bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa




Khai thác nguồn lợi thủy hải sản, bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa

DiaLy.edu.vn

A. mở rộng giao lưu quốc tế                       

B. giữ vững chủ quyền biển, đảo của nước ta

C. tận dụng nguồn tài nguyên đất nước      

D. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa






Đáp án: B


Ngành thủy sản với nhiệm vụ phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

 Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài 3.260 km, với trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế rộng gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta khá phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn; cộng với các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tạo nên những thế mạnh, tiềm năng trong phát triển kinh tế biển của đất nước. Phát triển kinh tế biển, mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế trên vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để vừa khai thác nguồn lợi biển vừa khẳng định chủ quyền và nâng cao khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.

Nhận thức rõ vị trí chiến lược của biển và vai trò quan trọng của ngành Thủy sản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, những năm qua, ngành Thủy sản đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, bền bỉ phấn đấu, phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản (năm 2007 đạt mức tăng 11%), đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tổng sản lượng thủy sản trong 5 năm gần đây (2002- 2007) tăng từ 2,41 triệu tấn lên 4,15 triệu tấn; khai thác thủy sản tăng từ 1,43 triệu tấn lên 2,05 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 0,98 triệu tấn lên 2,10 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 2,01 tỷ USD lên 3,76 tỷ USD. Số lượng tàu thuyền công suất trên 90 CV của Ngành tăng nhanh, từ 1.000 tàu (1997) lên 14.000 tàu (2007), tỷ trọng khai thác xa bờ chiếm gần 40% tổng sản lượng thủy sản khai thác. Nghề cá Việt Nam đã đạt được vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ 3 về nuôi thủy sản và thứ 7 về giá trị xuất khẩu thủy sản. Hàng chục cảng cá đã được xây dựng và đưa vào sử dụng tại các địa phương ven biển và nhiều đảo lớn trên các vùng biển của đất nước... Sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế thủy sản, đặc biệt là sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất, nuôi trồng, khai thác thủy sản và các cơ sở hạ tầng nghề cá đã giúp cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của bà con ngư dân được cải thiện rõ rệt; đồng thời, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD) và thế trận an ninh nhân dân (ANND) trên biển và các địa bàn ven biển, hải đảo ngày càng vững chắc.

Thực hiện mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội Đảng X và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH làm cho đất nước giàu mạnh"; “Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước", ngành Thủy sản xác định phương hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn tới là: phát huy lợi thế để xây dựng Ngành thành một trong những ngành góp phần đột phá về kinh tế biển của đất nước. Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức khoa học, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái biển, sông, nước, bảo đảm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Phấn đấu đến năm 2020, Ngành đạt 5 tỷ USD doanh thu xuất khẩu với sản lượng là 3,5 triệu tấn thủy sản.

 Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, Ngành tập trung thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, nhất là những ngành khai thác ven bờ và những nghề đánh bắt hủy diệt nguồn lợi thủy sản (bằng vật liệu nổ), có định hướng chuyển đổi nghề cụ thể và chính sách khuyến khích thực hiện; gắn khai thác, nuôi trồng thủy sản với bảo vệ, phát triển nguồn hải sản và môi trường biển. Trình Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể phát triển khai thác xa bờ, bao gồm: các giải pháp đồng bộ về cơ cấu tàu, thuyền, nghề hợp lý; điều tra đánh giá nguồn lợi; thông tin, dự báo ngư trường; dịch vụ hậu cần nghề cá; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao phương pháp và công nghệ khai thác tiên tiến; đào tạo nguồn nhân lực quản lý và khai thác hải sản có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường quốc tế, khu vực và trong nước. Thiết lập và đưa vào vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin giữa tàu và bờ, nắm bắt kịp thời thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an toàn sản xuất cho ngư dân. Trong phát triển nuôi trồng thủy sản, chú trọng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, đầu tư công nghệ, kỹ thuật nuôi, giống, chế biến, làm tiền đề cho thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp, giảm áp lực khai thác nguồn lợi ven bờ. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản làm động lực phát triển khai thác và nuôi, trồng thủy sản - nhân tố quan trọng để ổn định sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập của bà con ngư dân. Chú trọng tổng kết, đánh giá các mô hình tổ, đội, hợp tác sản xuất trên biển của các địa phương, qua đó có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ lao động; đồng thời, phổ biến, nhân rộng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao trong phạm vi cả nước. Phát triển mô hình đồng quản lý nhằm nâng cao tính chủ động, tự giác, sáng tạo của ngư dân trong sản xuất và chế biến thủy, hải sản..., tạo thêm động lực giúp bà con yên tâm đẩy mạnh sản xuất, bám biển, bám nghề, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Thủy sản là một ngành kinh tế quốc dân quan trọng, hoạt động trải rộng trên khắp các vùng biển và ven biển của Tổ quốc, luôn có quan hệ mật thiết với vấn đề bảo vệ nguồn lợi biển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên hướng biển, nên sự phát triển của Ngành luôn gắn bó hữu cơ với việc xây dựng tiềm lực quốc phòng-an ninh (QP-AN), củng cố thế trận QPTD và (ANND) trên từng vùng biển, ven biển, hải đảo và của cả nước. Bởi vậy, lãnh đạo Bộ và Ngành rất coi trọng và luôn quan tâm chăm lo, thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường tiềm lực QP-AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Sự kết hợp phát triển kinh tế biển với tăng cường QP-AN, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được thể hiện rõ trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, phát triển các đội tàu, thuyền đánh bắt hải sản của các doanh nghiệp và các hợp tác xã nghề cá; trong nghiên cứu khoa học sông, biển, hải đảo và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; trong xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND trên các vùng biển, hải đảo và ven biển. Sự kết hợp kinh tế biển với QP-AN còn được thể hiện cụ thể trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, thực thi pháp luật và giữ gìn an ninh, trật tự trên biển. Với hơn 4 triệu lao động và hàng chục ngàn tàu, thuyền hoạt động trên các vùng biển chủ quyền của nước ta, nhất là trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa..., là yếu tố quan trọng tạo nên thế trận QPTD trên biển, góp phần canh giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nó cũng được thể hiện trong các hoạt động phối hợp cứu hộ, cứu nạn, ngăn chặn âm mưu và các hành động gây rối, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trên hướng biển. Do đặc thù của ngành kinh tế Thủy sản thường xuyên hoạt động độc lập trên những vùng biển vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp về tranh chấp chủ quyền và nhiều vấn đề an ninh khác, nên lãnh đạo Ngành thường xuyên giáo dục, quán triệt cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Ngành luôn đề cao tinh thần cảnh giác với các âm mưu, thủ đoạn gây rối, phá hoại của các thế lực thù địch; chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Hải quân và lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng tự vệ và các hải đoàn, hải đội tự vệ trên biển vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đồng thời, thường xuyên tổ chức luyện tập các phương án hiệp đồng chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên các địa bàn hoạt động; kịp thời phát hiện, xua đuổi, bắt giữ và ngăn chặn những hoạt động trái pháp luật của tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, nhất là tại các vùng biển xa. 

Trong tình hình mới, để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam đã xác định, ngành Thủy sản phải triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó cần tập trung thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau:

1. Tiếp tục đẩy mạnh các  hoạt động điều tra, nghiên cứu nguồn lợi hải sản để làm luận cứ cho việc phát triển đội tàu, thuyền và cơ sở hạ tầng nghề cá; đồng thời, làm cơ sở cho việc tìm kiếm, phát triển các công nghệ khai thác tiên tiến. Tổ chức khai thác hợp lý đi đôi với dịch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm trên biển kết hợp với tổ chức các phương án bảo vệ sản xuất và bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển, đảo và ven biển  của đất nước.

2. Đẩy mạnh chương trình phát triển khai thác xa bờ, tập trung phát triển nhanh đội tàu đánh bắt xa bờ; chú trọng hỗ trợ bà con ngư dân đổi mới công nghệ kết hợp với đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Đồng thời, có cơ chế, chính sách thích hợp để hỗ trợ, tập trung xây dựng các đội tàu đánh bắt cá Việt Nam đủ sức vươn ra khai khác ngoài khơi và tham gia bảo vệ chủ quyền biển khi có tình huống xảy ra.

3. Tích cực cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở nghề cá; giảm các rủi ro về kinh tế cũng như những rủi ro do thiên tai gây ra. Song song với hoạt động đóng mới và cải hoán tàu đánh cá để đủ sức vươn ra xa bờ, cần coi trọng xây dựng thêm các cảng cá và các cơ sở chế biến thủy sản trên biển, đảo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của Ngành. Hệ thống này cần có sự kết hợp chặt chẽ  với các cơ sở quốc phòng ven biển và tuyến đảo, bảo đảm vừa phục vụ cho nhu cầu phát triển dân sinh, vừa phục vụ nhu cầu quốc QP-AN khi cần thiết.

4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân, giúp họ nâng cao nhận thức về vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung phát triển mạnh các tổ, đội, hợp tác xã đánh bắt hải sản, hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất, quản lý và bảo vệ an ninh trên biển. Tăng cường các đội tàu kiểm ngư của các địa phương để giám sát việc thực thi pháp luật, bảo vệ nguồn lợi trên biển.

5. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển kinh tế thủy sản tại các đảo; xây dựng các đảo lớn thành các trung tâm dịch vụ nghề cá trên biển, khi cần, có khả năng trở thành cơ sở bảo đảm hậu cần phục vụ các hoạt động tác chiến trên biển. Xây dựng, ban hành chính sách thu hút và khuyến khích để đưa nhân dân ra định cư, lao động, sản xuất trên các đảo, nhằm bổ sung lực lượng phát triển kinh tế thủy sản và quản lý, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, các ngành, địa phương ven biển xây dựng các phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, xử lý các thảm họa thiên tai, môi trường, chống cướp biển, bảo đảm an toàn sản xuất cho ngư dân trên biển, đảo.

7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, tham gia thực hiện Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 mà nước ta tham gia; cam kết thực hành nghề cá có trách nhiệm và nghề cá bền vững. Tăng cường năng lực đội tàu, thuyền để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung trong Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuyên truyền cho bà con ngư dân hiểu biết, nắm vững và thực hiện đúng các quy định quốc tế về biển, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển trong quá trình hoạt động khai thác trên biển.

8. Các lực lượng khai thác hải sản ngoài khơi cần có sự phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương tới cơ sở; có kế hoạch tổ chức sản xuất và bảo vệ sản xuất chu đáo. Đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng QP-AN; tham gia xây dựng thế trận QPTD gắn với thế trận ANND trên biển, đảo và ven biển vững mạnh; kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

 Nguyễn Việt Thắng

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Website: iDiaLy.com - DiaLy.edu.vn

Fanfage/Trang: facebook.com/dialy.HLT.vn hoặc fanpage.idialy.com

Group/Nhóm: facebook.com/groups/iDiaLy.HLT.vn hoặc group.idialy.com



Mời các bạn cho lời giải vào dưới nhận xét.....
Bài 24 Tin tức Trắc nghiệm 12
Lên đầu trang